Vay Vốn Nước Ngoài Làm Đường Huyết Mạch Phạm Văn Đồng Thủ Đức Có Ý Nghĩa Gì

 

Ngày 10-10, Sở Giao thông Vận tải TPHCM khánh thành, đưa vào sử dụng cầu Gò Dưa (nhánh cầu từ hướng quận Thủ Đức, TPHCM đi vào sân bay Tân Sơn Nhất) và nhánh đường từ vòng xoay Nguyễn Kiệm đến đường Trường Sơn thuộc dự án đường Phạm Văn Đồng.

Như vậy tuyến đường Phạm Văn Đồng đã cơ bản thông xe toàn tuyến. Đây là hai nút thắt còn lại do vướng mặt bằng (đoạn từ vòng xoay Nguyễn Kiệm quận Gò Vấp đến đường Bạch Đằng quận Tân Bình) và cầu Gò Dưa vượt rạch Gò Dưa trên suốt chiều dài gần 11km từ nút giao Nguyễn Kiệm (giáp ranh quận Gò Vấp và Tân Bình) đến nút giao Linh Xuân (QL1, quận Thủ Đức) đã được thông xe từ trước Tết Nguyên đán 2015.

Dự án đường Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài do Công ty GS Engineering & Construction Corp (GS E&C) Hàn Quốc đầu tư xây dựng theo hình thức BT (xây dựng – chuyển giao). Đường có tổng chiều dài 13,6km đi qua 4 quận: Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh và Thủ Đức. Điểm đầu từ khu vực sân bay Tân Sơn Nhất và điểm cuối kết nối tại nút giao Linh Xuân ở quận Thủ Đức. Toàn tuyến có chiều rộng từ 30 – 60m, tùy đoạn. Trên tuyến đường này có 13 nút giao thông và nhiều cầu (cầu Bình Lợi, Gò Dưa, Rạch Lăng, cầu cạn vượt quốc lộ 13).

Điểm đầu từ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đi qua địa bàn các quận Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh sau đó băng qua sông Sài Gòn đến quận Thủ Đức kết nối vào QL1 với 12 làn xe, rộng 60m. Tổng mức đầu tư xây dựng 2.915 tỷ đồng; giải phóng mặt bằng (bao gồm di dời công trình hạ tầng kỹ thuật) khoảng 7.500 tỷ đồng. Đến thời điểm này, đơn vị thi công đã hoàn thành hơn 11km từ quận Gò Vấp qua Bình Thạnh kết thúc tại quận Thủ Đức. Trên đoạn đường này có cầu Bình Lợi là hạng mục quan trọng nhất của dự án. Cầu có chiều cao 35m, rộng 28m, dài 150m. Việc lắp ráp dạng kết cấu cầu này đòi hỏi yêu cầu cao về kỹ thuật và công nghệ thi công hiện đại. Đây là kết cấu được thi công lần đầu tiên ở Việt Nam.

đường Phạm Văn Đồng

Hôm nay Mạnh muốn chia sẻ bài viết về quy hoạch hạ tầng của khu Đông thành phố mà là những con đường lớn có lộ giới 60m có thể tham gia giao thông tới 12 làn xe thì chắc chắn phải là những quy hoạch trọng điểm để kết nối vùng rồi. Tuyến đường Phạm Văn Đồng theo Mạnh thấy giải quyết được những yếu tố sau :

+ Kết nối được giao thông của khu vực Dĩ An Bình Dương – Qua Tới Thủ Đức – Kết nối Tân Bình gần sân bay giải quyết được tình trạng kẹt xe lâu nay khi mà dân số dân về ở càng đông, nhưng không thể giải quyết triệt để bởi vì dân số của quận Gò Vấp là rất nhiều. Thời 2011-2012 khi chưa có đường Phạm Văn Đồng thì đi đường Kha Vạn Cân cảm thấy rất dài và ngoằn ngèo lúc đó hạ tầng còn rất kém gần như lúc đó hai con đường độc đạo nhắc tơi khi đi qua Thủ Đức là Quốc Lộ 13 và Kha Văn Cân để kết nối và những khu đô thị nhỏ.

+ Con đường lớn Phạm Văn Đồng đã tạo một con đường mới kinh doanh sầm uất khác hẳn trước đây khi người ta nghĩ về khu Thủ Đức là những khu phân lô nhỏ lẻ.

+ Và có một so sánh nhỏ, trước đây khi nói tới Quận 9 và Thủ Đức là hai nơi còn nhiều đất trống để khách hàng có thẻ mua ở và đầu tư được, nhưng thực sự thì hạ tầng khu quận Thủ Đức cũng không hơn được là bao nhiêu nhưng khi có quy định cho phân lô tách thửa diện tích 50m2 có thể hiến đường 5m là có thể làm khu dân cư mới thì cả 2 khu vực đều phát triển và tăng giá nhưng Thủ Đức lại có vị trí thuận tiện hơn bởi Giáp Ngay Quận Bình Thạnh và Gò Vấp do kết nối của đường Phạm Văn Đồng. Lợi thế về mặt hạ tầng có quy hoạch đường lớn giao thông tiện hơn cho nên khi đó các khu dân cư nhỏ lẻ có thể kể đến như khu ( Hiệp Bình, Hiệp Bình Chánh, Đường 6 Đường 8 , khu Tam Bình, Khu phường Bình Chiểu v.v.v ) nổi trội lên quá nhiều khu phân lô và cái hay là thu hút dân cư về ở rất nhanh, vì những lô diện tích nhỏ vừa túi tiền và dễ an cư hơn. Nhưng cái đó sẽ chỉ được cái nhất thời nhưng để lên tới một ngưỡng giá nó sẽ không thể tăng nhiều mà đi ngang bởi cần một hạ tầng nào đó tương tư như đường Phạm Văn Đồng để kích cầu.

+ Bên Thủ Đức sẽ không quá khó để nhớ tên được những chủ đầu tư phát triển những dự án có 1/500 và quy mô lớn phải kể đến ( Vạn Phúc và Thủ Đức House, Đất Xanh Group phát triển Căn Hộ dòng Opal ) . Vạn Phúc thì họ phát triển nguyên 1 quỹ đất trên trục đường Quốc Lộ 13 đã tạo ra được một khu đô thị đồng bộ đúng nghĩa, còn thủ đức house họ có cả căn hộ và đất nền dự án và không quá chủ trọng đẩy nhanh tiến độ như Vạn Phúc được. Cộng them vào đó là những chủ đầu tư đất nền chuyên phân lô bên Thủ Đức như ( Vừa Tầm Tay, Vạn Xuân, Lan Phương, Đất Việt. .v.v.v họ đã tạo ra cơn sôt kéo dài mà chuyển nhượng sang qua sang lại ở bên thủ đức thời kì đó cũng tốt hơn quận 9 bởi yếu tố nhu cầu ở bên Thủ Đức lúc đó lại hợp lí về giao thông hơn rất nhiều.

Trước kia anh chị không quá khó để thấy những tờ rơi phát dọc đường hay những chào mời đất thủ đức ở tam bình thủ đức, hay bình chiểu giá chỉ 17-20tr/m2 có sổ đỏ. Thế nhưng từ khi thông xe tuyến đường Phạm Văn Đồng giờ cùng một tình huống khi thấy nhất của Quận Thủ Đức tính ra giáp ranh Bình Dương nhưng anh chị tìm mua lại cũng đã 45-50tr/m2 cho những nền diện tích nhỏ rồi. Thông tin anh chị có thể kiểm chứng trên các nguồn thông tin trên mạng khi các môi giới rao bán lại đất mỗi khu là có thể biết được ngay.

Câu chuyện của quy hoạch hạ tầng mà đặc biệt những con đường lớn khi nhà nước không đủ kinh phí mà phải sử dụng hình thức BOT vay vốn của nước ngoài để triển khai thì anh chị thấy được ý nghĩa của việc quy hoạch đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới giá đất của bất động sản các khu lân cận đó như thế nào rồi chứ.

Danh sách đầy đủ dự án căn hộ chung cư Quận Thủ Đức

Bài viết sắp tới em sẽ nói tới Tuyến đường Vành Đai 3 cũng là 1 tuyến đường kết nối giao thông của 3 Tỉnh Bình Dương- HCM – Đồng Nai sẽ có ý nghĩa như thế với bất động sản các khu lân cận nhé anh chị.

Anh chị có thể tham khảo bài viết về tin tức hạ tầng giao thông khác ở bài viêt sau :

+ https://manhsam.com/tuyen-duong-cao-toc-long-thanh-dau-giay-quan9/  
+ https://manhsam.com/khai-thong-ham-thu-thiem-quan2/
+ https://manhsam.com/khoi-cong-cau-vam-cai-sut-bien-hoa/
+ https://manhsam.com/chinh-thuc-doan-tau-metro-ben-thanh-suoi-tien/